HƯỚNG DẪN CÁCH SỬA MAI KIỂNG ĐẸP

Comments · 32 Views

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬA MAI KIỂNG ĐẸP

 

Hoa mai không chỉ là biểu tượng của sức sống mới, khát vọng mạnh mẽ, tình yêu, may mắn, thành công, sức khỏe, và tài lộc mà còn là phần quan trọng trong văn hóa Tết. Để sở hữu một cây mai kiểng đẹp, độc đáo và ấn tượng, người trồng mai cần áp dụng những kỹ thuật cắt tỉa và uốn sửa một cách khoa học và chuyên nghiệp. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp người làm vườn tạo ra thế cây mai vàng Việt Nam ưng ý nhất.

Vào mùa xuân, có rất nhiều loài hoa đua nhau nở rộ đủ màu sắc bên những chồi non ú nụ, với những chiếc lá xanh mướt. Mỗi loài hoa có một hương sắc đẹp riêng, tạo nên một vẻ đẹp rất riêng của mùa xuân. Mùa xuân cũng là dịp tết, những cây tượng trưng cho ngày tết chính là cây hoa mai, hoa đào,… làm không khí thêm ấm áp và nhộn nhịp hơn.

Tổng quan về cây Hoa Mai

Cây mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học là Ochna integerrima, còn được gọi là cây hoàng mai, rất được ưa thích vào ngày Tết Cổ Truyền ở miền Nam Việt Nam.

Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn. Là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to, rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đã lảy hết lá vào tháng Chạp âm lịch, để kích thích cho cây mai ra hoa rộ vào dịp Tết Nguyên đán.

=== Xem thêm: Tham khảo những địa chỉ bán mai vàng tết 2023

No description available.

Hướng dẫn kỹ thuật sửa rễ mai kiểng đẹp

Rễ mai là bộ phận thiết yếu giúp cây phát triển khỏe mạnh. Do đó, việc sửa rễ cần thực hiện cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến sức sống của cây. Trước tiên, bạn hãy đào rễ lên khỏi mặt đất, để rễ đứng xòe ra giống như hình con sứa bơi dưới biển. Tiếp theo, bạn sửa rễ bằng phương pháp chẻ rễ để làm cho bộ rễ cây mai đều hơn. Kỹ thuật này giúp loại bỏ những phần rễ không mong muốn và giữ lại những phần rễ khỏe mạnh. Sau đó, bạn có thể uốn rễ thành các hình chân thú như Long, Lân, Quy, Phụng nổi trên chậu hoặc khay kiểng. Đây là nghệ thuật sửa mai kiểng áp dụng cho nhiều loại cây bonsai, mang lại vẻ đẹp đặc biệt.

Sửa gốc

Gốc mai cần được sửa ngay từ khi cây còn nhỏ. Gốc mai có thể cho biết loại cây (mai rừng hay mai bonsai lâu năm) và cách tạo dáng như thế nào (thế đứng, thế nghiêng, thế nằm) để đạt được vẻ đẹp và sự cân đối nhất. Các cơ sở chăm sóc mai thường xuyên thực hiện kỹ thuật này. Bạn hãy moi gốc ra để lộ phần rễ, sau đó có thể cắt, khoét hoặc đục gốc sao cho hợp lý. Gốc mai nhỏ sẽ dễ uốn nắn hơn so với những cây mai già. Nếu không thể uốn gốc, bạn vẫn có thể tập trung vào việc tạo dáng cho cây. Việc sửa gốc chính là điểm nhấn quan trọng trong tổng thể hình ảnh của chậu bonsai.

Sửa thân

Khi sửa thân mai, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như nòng sắt, cảo, cây nêm, dây kẽm, dây đồng, kéo, băng keo, v.v. Trước khi uốn thân, bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng và nghiên cứu các thế cây sao cho đẹp. Hãy sử dụng nòng sắt đã uốn sẵn, đặt ôm sát vào thân cây và dùng dây kẽm cột chặt từng đoạn cây từ gốc lên đến thân cây. Đoạn nào cần uốn cong, bạn chỉ cần cột kẽm xoắn lại tại vị trí muốn uốn để tạo dáng cong như ý. Các loại dây kẽm có thể mua từ các cơ sở cung cấp mai Tết đẹp. Thân mai nhỏ dễ gãy khi uốn, vì vậy cần chuẩn bị nòng sắt lớn và dây kẽm chắc chắn. Những thân mai đã uốn thành công sẽ có hình thù như đầu voi hoặc đuôi chuột rất đẹp. Đừng quên cắt bỏ những cành không cần thiết để tránh làm mất đi dáng cây đã uốn.

Với những hướng dẫn sửa vườn mai vàng bến tre Tết đẹp ở trên, người làm vườn có thể tạo ra thế cây ưng ý, phù hợp với phong thủy của gia chủ, đồng thời làm tăng giá trị và vẻ đẹp của cây mai kiểng.

 

Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777

Email: [email protected]

Facebook: Vườn mai Hoàng Long

Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.





Comments